Nên làm trần gỗ, trần nhôm, trần nhựa hay trần thạch cao cho nhà chung cư?

Thi công trần nhà gỗ

Cùng đi khắp trên thế giới để tìm hiểu về vật liệu thi công hệ trần giả, phong cách thiết kế hệ trần ra sao, có gì đặc sắc và độc đáo, ưu nhược điểm của từng loại trần. Từ đó bạn sẽ có lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình: trần gỗ, trần nhựa, trần nhôm hay trần thạch cao?

1. Trần giả làm bằng nhôm

Trần nhôm bắt đầu xuất hiện từ khoảng cách đây 15 năm là một loại vật liệu khá tốt với những vùng khí hậu nóng quanh năm, có khả năng làm mát tốt vì là vật liệu truyền nhiệt gián tiếp kém.

Thi công trần nhôm
Thi công trần nhôm

 

Tuy nhiên khi đưa vào sử dụng lâu dài người ta phát hiện ra khá nhiều nhược điểm với trần nhôm như: vẩn đề an toàn điện, những máy móc điều hòa, quạt trần, hệ thống đèn cần được bảo hộ cẩn thận và cách điện tuyệt đối khi thi công trần nhôm, khi có con vật chạy qua hay gió lốc to tiếng ồn mà trần nhôm gây ra làm khá khó chịu. Đặc biệt trần nhôm gần như không có mẫu mã, kiểu dáng nào đẹp cả, tính thẩm mỹ được đánh giá là kém nhất so với các loại trần giả. Do vậy hiện nay người ta sử dụng khá ít loại trần này.

2. Hệ trần giả được làm từ chất liệu gỗ

Loại trần giả được bằng gỗ gần như là loại trần đắt nhất trên thế giới, nó mang đến sự sang trọng, đẳng cấp cho ngôi nhà. Do là vật liệu hoàn toàn tự nhiên nên hệ trần bằng gỗ khá bền, thân thiện. Loại gỗ được chọn làm trần cũng phải là loại gỗ tốt, được xử lý để không bị mối mọt, ẩm mốc vì nếu không sẽ dễ dẫn đến hệ trần nhanh xuống cấp, gây mất an toàn. Đặc biệt ở những vùng có khí hậu nóng bức quanh năm không nên sử dụng trần gỗ vì dễ cong vênh dẫn đến mất thẩm mỹ.

Thi công trần nhà gỗ
Thi công trần nhà gỗ

Đặc điểm của những loại gỗ được chọn làm trần giả.

– Do trần nhà được làm bằng gỗ thường có màu nâu, nên khá kén nội thất, thường những đồ nội thất được lựa chọn cũng sẽ làm bằng gỗ hoặc có tông màu gần màu gỗ, những công trình trần nhà bằng gỗ thường áp dụng cho nhà cổ, nhà biệt thự, nhà phong cách Nhật.

– Trần nhà bằng gỗ cũng có thể làm từ gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp chất lượng cao tuy nhiên giá thành khá là đắt  khoảng 310 000 đồng cho 1m2 tùy thuộc vào bề dày của gỗ.

– Độ dày trung bình của gỗ làm trần nhà là từ 8 đến 12mm là vừa với trần, do gỗ nặng nên việc xử lý trụ, khung xương trần nhà rất quan trọng, phải đảm bảo khả năng chịu lực của móng nhà và trần nguyên thủy.

– Đối với loại trần bằng gỗ này thì hệ trần thường có những tạo hình đơn giản hơn trần thạch cao nhưng bù lại vật liệu này lại cho cảm giác khá thoải mái, gần gũi.

Vì gỗ thường được xử lý qua hóa chất công nghiệp để chống mối mọt, ẩm mốc nên khi làm trần xong sẽ có mùi khó chịu, bạn có thể xử dụng bình nước hoa xịt phòng để khử bớt mùi và mở cửa phòng từ 2-3 hôm để bay hết mùi.

3. Trần giả làm từ trần thạch cao

Trần thạch cao được bắt đầu biết đến ở Việt Nam là vào cách đây khoảng gần 15 năm trước, và phát triển mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam vào 5 năm trở lại đây. Ở thị trường nước ngoài đặc biệt là những cường quốc lớn như: Anh, Mỹ, Đức … Trần nhà thạch cao đã phát triển rất mạnh mẽ cách đây hơn 20 năm, và nay vẫn còn là loại vật liệu được người ta ưa chuộng nhất nhì. Bởi nhiều đặc tính tốt như: Moại vật liệu nhẹ, thích hợp để làm trần giả, giá 3hành tốt,

Thi công trần nhà thạch cao
Thi công trần nhà thạch cao

bền đẹp thẩm Mộ mỹ cao … đặc biệt đáp ứng được sản xuất.

Đây là vật liệu được ưa chuộng trong những năm gần đây vì những tính năng vượt trội của nó, có khả năng khắc phục những nhược điểm của các loại vật liệu làm trần khác như:

– Loại vật liệu nhẹ, dễ thi công, thi công nhanh và giá thành phù hợp.

– Tạo hình tạo kiểu dễ dàng cho ra nhiều mẫu mã trần đa dạng.

– Vật liệu thân thiện không có chất độc hại với sức khỏe con người.

– Đặc biệt ngày nay với nhu cầu sử dụng tran thach cao ngày một cao các nhà sản xuất chế tạo ra nhiều tấm thạch cao chuyên dụng như: tấm thạch cao chống cháy, cách nhiệt, tiêu âm, chống thấm, chống ẩm tốt.

Hiện nay tran thach cao được chia ra làm 2 loại chính đó là trần nổi và trần chìm:

– Trần nổi thạch cao: Hay còn được gọi là trần thả, rất tiết kiệm thời gian khi lắp đặt, dễ bảo trì, linh hoạt trong sửa chữa hệ thống điện hay xử lý mối nối. Sử dụng nhiều cho các công trình như Văn Phòng, trường học, bệnh viện ….

– Làm trần thạch cao chìm: Ngược lại với trần nổi, các khung xương sẽ không được nhìn thấy, loại trần này có tính thẩm mỹ cao với nhiều tạo hình độc đáo đa dạng, phù hợp cho các công trình nhà ở trần thạch cao phòng khách, trần khách sạn, nhà hàng, spa, trần thạch cao quán karaoke …

4. Trần nhà bằng nhựa

Loại trần nhựa này có một vài đặc tính ngược so với trần gỗ như là: vật liệu nhẹ, dễ thi công, mẫu mã cũng ngày càng đa dạng hơn nhưng lại khó tạo hình, tạo kiểu. Là loại trần khá rẻ trên thị trường bạn chỉ cần khoảng từ 70 000 đến 100 000 đồng /m2 là đã có thể mua được tấm trần nhựa tốt có xốp cách nhiệt.

Thi công trần nhà nhựa
Thi công trần nhà nhựa

Lưu ý khi sử dụng trần nhựa:

–  Do trần nhựa không được thoáng khí bằng các loại trần khác, khoảng cách tối thiểu từ nền nhà cho đến trần nhựa phải từ 3m trở lên để đảm bảo mát và thoàng vào mùa nóng.

– Khi thi công trần nhựa, không nên đóng đinh vì vết đinh hở sẽ gây mất thẩm mỹ và trần nhựa dễ bị nứt, chỉ nên cố định các mảng nối bằng keo chuyên dụng.

– Một vài ưu điểm của trần nhựa là: là vật liệu nhẹ, lắp đặt nhanh, giá thành gần như là rẻ nhất.

– Tuy nhiên có khá nhiều nhược điểm: so về mặt thẩm mỹ thì trần nhựa vẫn chưa được đánh giá cao, về độ bền: hệ trần làm bằng nhựa cũng không được bền như các loại trần khác thông thường chỉ 5 năm.

Kết luận: trong 4 loại vật liệu làm trần giả trên thì trần thạch cao vẫn là có nhiều ưu điểm hơn cả chính vì vậy mà xu hướng thiết kế, thi công trần thạch cao trong các công trình từ nhà ở cho đến nhà hàng, khách sạn, văn phòng, trường học, bệnh viện …. đa số đều lựa chọn tran thach cao. Để có một công trình trần nhà thạch cao bền đẹp bạn cần tìm đơn vị thi công uy tín.

Sending
Bài viết có hữu ích với bạn? 0 (0 votes)

Phản hồi:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
0912677618